Anh nhà báo dựng xe mất 5 phút lau bụi trên người rồi vui vẻ bắt tay
tôi nói. Tôi nghe nói bây giờ tôi mới chứng kiến, đường vào trường thầy
vừa bụi lại phải qua nhiều khe, nhiều dốc, về mùa mưa các em đi học coi vất vả lắm. Nhưng đến đây nhìn ngôi trường, nhìn các em vui chơi làm cho tôi bất ngờ. Đó là nề nếp làm việc, lời chào thân thiện của các
thầy, các cô, các em học sinh. Tôi mời anh nhà báo lên phòng tôi ngồi
uống nước và nói chuyện. Nhìn mấy dãy nhà ngói cũ, tường đã bị nham
nhở, mái ngói lượn sóng, anh nhà báo hỏi: Mấy dãy nhà ấy xây dựng chắc lâu lắm rồi phải không thầy. Mới gặp nhau nhưng sự chân thành thông cảm, cởi mở của anh nhà báo mà tôi quên dự ý, dự tứ đối với khách nhà báo.Tôi tâm sự với anh nhà báo: Mấy dãy nhà đó được xây từ năm 1980 do Nông trường Quốc doanh Cờ Đỏ xây dựng . Hồi ấy trường đang là phân hiệu hai trường cấp 3 Nghĩa Đàn nay là trường THPT Thái Hòa, 10 phòng học đó đã gần 30 năm vì chưa có điều kiện nên phải cố sữa chữa để đem sử dụng. Trường được thành lập tháng 10 năm 1985 mang tên của một nông trường đến nay đã gần 25 năm . Tôi về đây 1986, khi đó trường chỉ có 9 lớp, có 19 cán bộ giáo viên nhân viên, có hai dãy nhà tranh phòng ký túc của các thầy cô. Hồi đó khổ ơi là khổ, anh biết đấy, đoạn đường anh vào đây là đoạn đường tốt nhất, là lý tưởng nhất đấy. Vào học trường đây chủ yếu học sinh của 7 xã là xã Nghĩa Hồng, Mai, Thịnh, Hưng, Minh, Yên, Lâm và một số ít học sinh Nghĩa quang, học sinh Thái hòa, học sinh Nghĩa sơn, trước đây còn có học sinh đội 2 nằm bên kia sông, cứ về tận các xã đó anh mới biết học sinh ở đây hiếu học như thế nào . Khi tôi mới về trường và được cử làm công tác đoàn, khi đi thực tế ở các địa phương tôi có đùa với mấy thầy, các em học xong ba năm ở cấp 3 trường Cờ Đỏ là cấp bằng tốt nghiệp được rồi, cần gì mà phải thi nữa.Vào các bản cách trường 15V-20 Km có nơi tới 30Km đường đất, khi đó xe đạp cũng khó mà đi chưa nói đi xe máy như bây giờ, chẳng hạn đi làng Cáo, làng Se của Nghĩa Mai; làng Lâm Sinh, làng Dừa, Làng bé của xã Nghĩa Yên , các em những vùng đó hồi ấy phải dậy từ 3 giờ sáng đỏ đèn đi bộ đến
trường, tiếng hú gọi bạn đi học vang vọng cả những khu rừng. Vào đó,
gặp thầy phụ huynh quý lắm, phụ huynh nói: nhờ thầy cho con ta cái chữ, nên nó lễ phép lắm , nó khôn hơn, nó làm nương làm rẫy giỏi hơn, ta bái phục thầy lắm. Trách chi ông cha nói: ((không có thầy đố mày làm nên)). Nơi đây về mùa mưa như là ốc đảo, 4 phía là khe là suối, đi từ Thái Hòa lên đây có khi phải mất buổi đường . Bây giờ anh thấy đấy, vui miệng tôi có mấy câu an ủi mình trước anh nhà báo:
Cờ Đỏ hôm rày đã đổi thay
Trường cao, lớp học thầy dạy hay
Trò ngoan, học giỏi nhiều hơn trước
Cờ Đỏ thế này ấy mới hay .
Hiện tại trường có 31 lớp trên 1260 học sinh, có 72 cán bộ giáo viên
được chia làm 6 tổ chuyên môn và 1 tổ hành chính. Chi bộ đảng có 21
đồng chí. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nguyên là học sinh
của trường 11 đồng chí, giáo viên trong huyện, thị xã gần 50% , còn lại
giáo viên các huyện như Thanh Chương, Nam Đàn, Vinh, Hưng nguyên, Nghi
Lộc, Đô lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh lưu .Anh nhà báo tiếp lời,
giáo viên gần đủ các huyện trong tỉnh phải không thầy. Tôi tiếp tục dơ
tay chỉ về hai dãy nhà tầng, dãy nhà học có 18 phòng trong đó bố trí
hai phòng học tin, 1 phòng học máy chiếu. Dãy nhà hiệu bộ hai tầng có 9
phòng chức năng và 1 phòng họp, phía hai bên nhà học cao tầng là 4 dãy
nhà cấp 4, trong đó có hai dãy như tôi nói với anh được xây từ năm
1980, đồ cổ không ai thích dùng, nhưng phải sử dụng. Dãy nhà trước sân
nhà hiệu bộ là các phòng thí nghiệm: Lý, Hóa, Sinh. Sau dãy nhà thí
nghiệm là phòng hội trường do hội phụ huynh Cờ Đỏ xây dựng năm 2007,
diện tích sử dụng 240m2 , đủ chứa cho trên 500 học sinh, là nơi sinh
hoạt tập thể toàn trường. Tôi vui vẻ đùa vui với anh nhà báo, do nghèo
mà anh biết đấy, năm 2003 hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Nghệ An
cho trường 20 máy vi tính, 1 máy in, 15 bảng chống lóa, từ đó tới nay
trường liên kết với trường đại học Vinh, học tin học cấp chứng chỉ B
văn phòng cho các em, tiếp tục năm 2008 hội liên hiệp tổ chức hữu nghị
Nghệ an lại cho trường 1 máy phôtô . Cùng với cung ứng thiết bị của sở
giáo dục Nghệ An đến nay trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tuy chưa
được đàng hoàng nhưng khá đầy đủ.
Về sinh hoạt của cán bộ giáo
viên ở đây mặc dù khi mưa trường như là ốc đảo thế nhưng, đến tháng 4,
tháng 5, giáo viên phải đi xin từng can nước trong dân để sử dụng, xin
nước có phải đâu là dễ dàng hở anh, vì trong dân cùng chung tình trạng
đáy giếng khô rang. Năm học 2008-2009 cùng chung cả nước ngành giáo dục
thực hiện 3 cuộc vận động và một phong trào đó là: ((Cuộc vận động học
tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.)) ((Cuộc vận động hai không, 4
nội dung)), ((cuộc vận động mỗi thầy giáo cô gáo là tấm gương tự học và
sáng tạo)). ((Xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích
cực)). Mặc dầu điều kiện như tôi nói với anh đấy, không những trò khó
khăn mà các thầy cũng rất khó khăn trong sinh hoạt. thương các em đường
đến trường thì xa và phức tạp, điều kiện kinh tế nhiều em thì thiếu
thốn, gần 60% học sinh thuộc vùng sâu, vùng cao, vùng kinh tế khó khăn;
25% học sinh con dân tộc; dù khó khăn nhưng các em vẫn đến trường đúng
giờ, đi học đầy đủ, nhiều khách đến trường, đặc biệt các dịp thi cử các
thầy cô trường bạn hết lời ca ngợi các em trường Cờ Đỏ ngoan ngoãn và
lễ phép, nhiều em vượt khó trong học tập, vì thế năm học 2008-2009
trường đã thoát nghèo về mọi mặt, học sinh giỏi khối 12 đứng thứ nhất
các trường trong cụm của huyện cũ, đến nay trường có 3 giáo viên đạt
giáo viên dạy giỏi tỉnh, có 7 giáo viên đi học cao học, học sinh đậu
vào các trường đại học hai năm gần đây mỗi năm khoảng 60 - 70 em , tỉ
lệ đậu vào các trường cao đẳng, đại học khoảng 20-25%. Dự tính đến năm
2012 trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia.
Anh nhà báo
cùng chia sẽ những khó khăn cố gắng của trường, anh nói: thế bây giờ
thầy có yêu cầu gì không . Tôi đáp: có chứ, tôi nói với anh trường mới
thoát nghèo thôi, mong muốn của trường là được sự quan tâm hơn nữa của
nhà nước, các tổ chức, các nhân có điều kiện cho trường xây dựng 1 nhà
học 2 tầng 14 phòng học; 1 nhà chức năng 14 phòng; khuôn viên của
trường được mở rộng làm sân chơi, bãi tập cho môn GDTC và môn GDQP , ai
lại để một lúc các em vừa học văn hóa vừa học thể dục như bấy lâu nay;
có như thế mới đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất được chứ.Anh nhà
báo bắt tay tạm biệt tôi, xin chúc mừng những thành tích trường đã đạt
được và hy vọng mong muốn của tôi cũng như của tập thể cán bộ, giáo
viên, học sinh sớm được thực hiện .
.